Văn hóa Trà đạo Nhật Bản được hình thành từ các Samurai, Chính khách và Học giả
Vietlib Nghi thức uống trà ở Nhật Bản còn được gọi là Trà đạo, đã phát triển qua nhiều thế kỷ và hình thành nên một nét văn hóa đặc trưng trong tư tưởng Thiền định, Chánh niệm.
Nghi thức uống trà ở Nhật Bản, còn được gọi là Trà đạo là một loại hình nghệ thuật độc đáo của Nhật Bản, đã phát triển mạnh mẽ trong 500 năm. Đây là một nghi lễ bắt nguồn từ hệ tư tưởng và biểu tượng của Thiền định nhằm đạt được sự hài hòa thân mật giữa những người tham gia. Nghi thức này không chỉ tập vào việc pha, phục vụ và uống trà trong một phòng trà riêng, mà nó còn kết hợp các yếu tố kiến trúc, cảnh quan sân vườn, đồ gốm sứ, hội họa, thư pháp, cắm hoa và ẩm thực (tùy thuộc vào từng buổi Lễ). Các bậc thầy về Trà đạo cho biết phải mất 10 năm học để có thể thành thạo toàn bộ nghi lễ này. Trong một nghiên cứu năm 1933, học giả Nhật Bản A.L. Sadler cho biết nghi lễ Trà đạo gồm 37 bước, không thay đổi cho đến ngày nay. Trà đạo đang dần phát triển và ngày càng được quốc tế hóa.
Jennifer L. Anderson, giảng viên danh dự về nhân chủng học tại Đại học bang San Jose, cho biết: “Ngày nay người Nhật dùng Trà đạo trong hoạt động xã giao và thiền định tinh thần. “Mọi người đều thích thú với Trà đạo và nét văn hóa về nghệ thuật cắm hoa, thư pháp và các đồ dùng thay đổi theo mùa. Điều này không thay đổi trong hàng trăm năm ”.
Y học và Thiền định
Trà đạo có nguồn gốc từ các tu viện Phật giáo Trung Quốc, nơi nó được sử dụng như một chất kích thích giúp thiền định. Vào thời nhà Đường (năm 618-907 sau Công nguyên), trà đã sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Trong giai đoạn giao lưu văn hóa đầu tiên giữa Nhật Bản và nhà Đường của Trung Quốc, Kukai - một nhà sư Nhật Bản theo học Phật giáo ở Trung Quốc, đã truyền bá văn hóa giáo phái Mật tông của Phật giáo vào Nhật Bản vào năm 806. Ông cũng là người đưa trà xanh vào triều đình Nhật Bản. Sau đó, uống trà bắt đầu phổ biến trong tầng lớp quý tộc cung đình Nhật Bản và trong các nghi lễ Phật giáo.
Vào thế kỷ 12, nhà sư Nhật Bản Eisai từ Trung Quốc trở về đã mang theo hạt giống để trồng trà và sáng tạo phương pháp làm Matcha - một loại trà xanh dạng bột có thể pha thành một thức uống đặc sủi bọt. Eisai cũng đã truyền bá Thiền tông đến Nhật Bản. Ông được coi là người sáng lập dòng thiền Rinzai Zen, dựa trên niềm tin rằng có thể đạt được giác ngộ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Các nhà sư Nhật Bản đã áp dụng niềm tin này vào việc uống trà, cuối cùng đã biến nó thành một nghi lễ đặc trưng của Nhật Bản - Trà đạo.
Bậc thầy trà đạo Sen no Rikyu trong bức tranh thế kỷ 16 của Tohaku Hasegawa.
Sen no Rikyu (1522-1591) được coi là cha đẻ của trà đạo hiện đại với sự đơn giản được thiết kế cẩn thận. Là người hướng dẫn Trà đạo của tướng Hideyoshi, ông bị cuốn vào chính trường hỗn loạn của Nhật Bản thời trung cổ. Vì một lý do nào đó, ông ta chạy trốn người bảo trợ của mình và bị bắt tự sát. Rikyu đã tổ chức một buổi trà đạo cuối cùng trước khi tự kết liễu đời mình. Ông Rikyu đã tặng những đồ dùng uống trà và đồ quý giá của mình cho những vị khách. Trước khi ném vỡ chiếc cốc uống trà ông ta nói, "Chiếc cốc này sẽ không bao giờ bị vấy bẩn bởi con người bất hạnh nữa"
Trà và samurai
Trong thời kỳ Muromachi (khoảng năm 1333-1573), số lượng trồng trà của Nhật Bản ngày càng tăng và dần trở thành đồ uống phổ biến trong các tầng lớp chiến binh và thương gia. Họ tổ chức những bữa tiệc xa hoa với trà Matcha. Đôi khi rượu sake cũng được phục vụ, biến việc uống trà trở thành những bữa tiệc thịnh soạn trong những cuộc vui chơi, đọc thơ, đánh bạc và những cuộc thi. Khách mời sẽ giới thiệu những món đồ gốm sứ và dụng cụ uống trà đắt tiền từ Trung Quốc, cùng với các cuộn tranh và tranh vẽ. Một số chính khách và vị tướng còn cho người đến Trung Quốc tìm mua các đồ vật đặc biệt cho những dịp như vậy.
Vào năm 1467, Nhật bản bước vào thời kỳ "Chiến quốc". Trong thời gian này, trà đạo đã trở thành một nghi lễ văn hóa. Học giả Nhật Bản Herbert Plutschow đã viết rằng: "Trà đạo dựa trên giá trị của Thiền định về sự hài hòa và tôn trọng, đã giúp tạo nên sự đồng thuận giữa các đối thủ".
Nguồn: National Geographic