Lịch sử phát triển của ngày Lễ Tạ ơn (Thanksgiving)

Share this Post:

Vietlib Qua nhiều giai đoạn lịch sử, truyền thống Lễ Tạ ơn đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên cho đến ngày nay chúng ta vẫn giữ thói quen ăn thịt gà tây và khoai tây nghiền trong các ngày Lễ Tạ ơn.

Mỗi thứ Năm, tuần thứ tư của Tháng 11, người Mỹ tập trung quanh những chiếc bàn với gà tây, khoai tây, nam việt quất và nhiều đồ ăn khác trong bữa tiệc của Lễ Tạ ơn. Trong bữa tiệc, họ cùng chia sẻ những điều biết ơn nhất trong một năm. Một số người khác cũng kỷ niệm ngày này bằng cách xem cuộc diễu hành Ngày lễ tạ ơn của Macy, một trận bóng đá hoặc hay tham gia cuộc đua 5K.

Tuy nhiên, đó không phải là cách truyền thống để tổ chức Lễ Tạ ơn. Một ngày lễ bắt nguồn từ lời kể của những người di cư và người Wampanoag về những bữa tiệc trong mùa thu hoạch năm 1621, hay một lễ hội thể hiện lòng yêu nước và tôn giáo thời hậu Nội chiến, cho đến ngày lễ hiện đại tập trung vào thức ăn ngon và dành thời gian với gia đình.

Lịch sử Lễ tạ ơn đầu tiên

Các nhà sử học cho rằng Lễ Tạ ơn đầu tiên vào năm 1621, khi những người di cư Mayflower đến vùng đất Plymouth Colony ở Massachusetts (Mỹ) và cùng tổ chức tiệc với người Wampanoag trong 3 ngày. Tuy nhiên, đây không phải là bữa ăn của sự hòa bình, mà nó được miêu tả như một lễ ăn mừng mùa màng bội thu, giống như phong tục của người Anh.

(Hình ảnh miêu tả bữa ăn đầu tiên trong Lễ Tạ ơn vào năm 1621)

Hình ảnh buổi Lễ Tạ ơn đầu tiên được miêu tả là một bữa ăn thân thiện giữa Người hành hương và người Wampanoag vào năm 1621. Nhưng những hình ảnh đó che đậy một lịch sử bạo lực: Trong nhiều năm, những người thực dân đã phát động các cuộc chiến và tàn sát người dân bản địa.

Năm 1841, một người đàn ông tên là Alexander Young ở Boston-Mỹ đã xuất bản một cuốn sách trong đó có một bức thư của người di cư tên là Edward Winslow, trong đó có viết:

“Vào cuối vụ thu hoạch, người đứng đầu đã cử bốn người đàn ông chúng tôi đến khu vực người da đỏ. Có nhiều người da đỏ bao quanh chúng tôi, và trong số đó có Vua Massasoit vĩ đại cùng với khoảng chín mươi người đàn ông. Chúng tôi đã cùng nhau ăn uống trong ba ngày. "

Winslow không gọi đây là “Lễ tạ ơn”, mà chỉ coi là buổi cầu nguyện. Nhưng khi xuất bản bức thư, ông Young đã gọi bữa ăn này là “Lễ tạ ơn đầu tiên” trong phần chú thích, và cái tên này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, đây không phải là một bữa tiệc vui vẻ vì mối quan hệ giữa Người di cư và người Wampanoag sau đó đã trở nên căng thẳng. Khi những người di cư lần đầu đến đây, họ đã cướp ngô của người Mỹ bản địa.

Theo ông Ann McMullen, người phụ trách Bảo tàng Quốc gia về Người da đỏ, sự hòa bình giữa những người di cư và người Wampanoag xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các bộ lạc và thương mại, người Wampanoag muốn liên minh với những người di cư “có thể củng cố sức mạnh của họ”.

Tuy nhiên, hòa bình không kéo dài lâu. Đến năm 1637, liên minh giữa người di cư và người Wampanoag tan rã. Những người di cư đã tàn sát các bộ lạc địa phương, bao gồm cả người Wampanoag.

Lễ Tạ ơn truyền thống đã trở thành một ngày lễ hiện đại

Qua thời gian, "Lễ Tạ ơn" đã thay đổi ý nghĩa cho đến ngày nay. Ban đầu, nó là một ngày lễ truyền thống của người dân Anh, ngày lễ tạ ơn thường có các nghi lễ tôn giáo để tạ ơn Chúa, hoặc để kỷ niệm một vụ mùa bội thu.

Ngày Lễ Tạ ơn tôn giáo đầu tiên được ghi chép tổ chức ở thành phố Plymouth-nước Anh diễn ra đúng hai năm sau ngày lễ năm 1621. Năm 1621, ngày lễ nhằm kỷ niệm sự kết thúc mùa hạn hán kéo dài hai tháng. Sau đó ngày Lễ tạ ơn dùng để kỷ niệm các chiến thắng quân sự trước người Mỹ bản địa.

Vào thời điểm đó, ngày Lễ tạ ơn thường được tổ chức bởi các thống đốc hoặc linh mục. George Washington thường xuyên tổ chức những ngày Lễ tạ ơn khi trong còn trong quân đội. Khi trở thành tổng thống, ông đã công bố ngày lễ Tạ ơn đầu tiên của quốc gia vào năm 1789.

Nhưng nhiều thế hệ Tổng thống tiếp theo đã bỏ qua truyền thống này, cho đến khi Tổng thống Abraham Lincoln coi Lễ Tạ ơn như một ngày lễ quốc gia trong Nội chiến và dần trở thành truyền thống của Mỹ cho đến ngày nay.

Hãy đăng nhập để bình luận